ĐIỆN LỰC
Công Ty Công Nghệ Kiểm Soát Rủi Ro đã xây dựng được tên tuổi trong ngành sản xuất và cung cấp điện nhờ sự đóng góp tích cực về các giải pháp cho Hiệp Hội Các Công Ty Sử Dụng Than Nâu (“PRB”) với tư cách là thành viên trong nhiều năm qua. Với khả năng kỳ diệu của F-500EA, HCT cùng với các đối tác của Hiệp Hội đã phát triển nhiều trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho ngành điện và nhà máy điện, tổ chức đào tạo và huấn luyện, xây dựng và phát triển các hệ thống chống và chữa cháy đặc biệt, và phát triển sản phẩm làm sạch bụi dễ cháy Dustwash.
Hệ thống xử lý than
HCT và PRB là những người tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp kiểm soát rủi ro tốt nhất cho hệ thống xử lý than nâu (sub-bituminous coal) trong sản xuất công nghiệp. Mặc dù tất cả các loại than đều có khả năng gây cháy bụi nhưng với các loại than nâu thì khả năng oxy hoá nhanh và dễ tự bắt lửa gây cháy. Khi dập các đám cháy than nâu phải thực hiện theo đúng cách mới có thể dập tắt được. Phun nước vào đám cháy than nâu có thể gây ra một vụ nổ ngay lập tức. Tuy vậy, nếu pha 1% F-500EA vào nước lại có thể ngăn chặn được sự bùng phát của đám cháy bởi giải pháp này có khả năng làm cho bụi than không bắt cháy. F-500EA có tính năng làm giảm sức căng bề mặt cho phép có thể thấm qua bề mặt xuống các lớp than bên dưới qua các lỗ than.
Nhiều nhà máy điện sử dụng bình chữa cháy F-500EA cho hệ thống chữa cháy tại chỗ được bố trí trong hệ thống xử lý than. Đây là những thiết bị tuyệt vời sử dụng trong tình huống phát sinh các đám cháy nhỏ ở gần hệ thống băng tải hoặc nạp than. Đồng thời, HCT cũng cung cấp các hệ thống thiết bị cung cấp F-500EA xách tay khác đáp ứng các nhu cầu PCCC trong nhà máy điện. Với các đám cháy ngầm phát sinh trong kho chứa, silo, hay hầm than, có thể sử dụng hệ thống que xuyên của HCT để xử lý bằng cách sử dụng một thiết bị ảnh nhiệt để xác định vị trí cháy ngầm và dùng que xuyên để bơm dung dịch chứa F-500EA vào vùng cháy.
Một trong những việc quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn cháy nổ trong nhà máy điện đó là xử lý ngăn ngừa bụi than trong khu vực sản xuất. Liên quan đến vấn đề này, HCT cung cấp hệ thống kiểm soát phối trộn sử dụng Dustwash để làm sạch bụi than một cách an toàn.
Ngoài việc cung cấp các thiết bị và giải pháp, HCT còn cung cấp các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về nguy cơ cháy nổ ở hệ thống xử lý than cho đội ngũ nhân sự vận hành nhà máy điện. Đồng thời, HCT cũng cung cấp các chương trình huấn luyện và thực hành cho đội ngũ nhân sự của nhà máy và lực lượng cứu hoả địa phương về phương pháp sử dụng que xuyên và các thiết bị hỗ trợ dập các đám cháy ngầm ở các silo, hầm, và kho chứa than.
Hệ thống bôi trơn bên dưới tua-bin phát điện
Để bôi trơn các vòng bi của tua-bin cần một lượng dầu bôi trơn rất lớn nên các sự cố rò rỉ khi làm việc ở nhiệt độ cao rất dễ xảy ra và gây cháy. Thường các hệ thống dập lửa sẵn có sử dụng nước, tuy nhiên khi nhiệt độ của đám cháy quá cao sẽ gây thiệt hại đến cấu trúc cho toà nhà, máy phát điện, bản thân tua-bin, và làm gián đoạn sản xuất.
Khi cháy, dầu bôi trơn tua-bin nóng phun ra với áp lực cao sẽ tạo ra đám cháy Hạng B khiến việc dùng nước để dập tắt gặp khó khăn. Thậm chí các hệ thống chữa cháy cố định sử dụng chất tạo bọt cũng không có hiệu quả do đám cháy thuộc dạng chuyển pha (lỏng và khí) và là đám cháy ba chiều. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội PCCC Hoa Kỳ tại Phụ Lục A.1.1. NFPA 11, chất tạo bọt không phù hợp cho các đám cháy nhiên liệu lỏng chảy ba chiều hoặc cho các đám cháy khí.
FM Global đã tiến hành thử nghiệm về hoả lực của đám cháy tua-bin và thấy rằng với lưu lượng phun chế áp ngọn lửa của hệ thống phun chữa cháy cố định theo quy định của NFPA là 0,25 gpm/ft2 (11lít/phút/m2) là không đảm bảo và đề xuất nâng lên mức 0,40 gpm/ft2 (17 lít/phút/m2). Việc thay đổi lưu lượng phun chế áp làm phát sinh ra vấn đề cần phải nâng cấp và thay thế hệ thống gây khá nhiều tốn kém cho các nhà máy. Chính vì vậy mà một số công ty điện lớn đã tiến hành thử nghiệm độc lập với mục tiêu tìm ra giải pháp tối ưu và F-500EA đã chứng minh được khả năng cải thiện hiệu suất chữa cháy trên hệ thống hiện hữu. Nhờ giải pháp này, các công ty điện không cần thiết phải nâng cấp hay thay thế hệ thống phun nước chế áp mà thay vào đó thực hiện nâng cấp nhỏ với việc gắn thêm hệ thống phối trộn F-500EA vào hệ thống hiện có.
Các thử nghiệm với F-500EA cho thấy chỉ trong vòng vài giây, dung dịch nước pha 3% F-500EA có thể hạ nhiệt độ từ 1200 độ F (650 độ C) xuống 115 độ F (46 độ C). Trong khi đó với hệ thống phun nước nhiệt độ chỉ có thể giảm xuống đến 300 độ F (150 độ C) và sau đó lại tăng ngược trở lại. Ngoài ra, trong một thử nghiệm so sánh khác với nước, F-500EA có thể dập tắt đám cháy với lượng phun chỉ bằng 15% lượng nước sử dụng để dập tắt đám cháy.
Việc nâng cấp hệ thống phun chữa cháy tua-bin khá đơn giản, chỉ việc lắp đặt thiết bị kiểm soát phối trộn F-500EA (CCS) vào đường ống dẫn nước là có thể làm tăng đáng kể hiệu suất phun chế áp của hệ thống phun chữa cháy tua-bin cố định sẵn có.
Máy biến áp
Các máy biến áp lắp đặt sát cạnh các toà nhà, hoặc các trạm biến áp hay các thiết bị truyền tải khác cần được bảo vệ bằng hệ thống kiểm soát phối trộn F-500EA tập trung (CCS). Thường trong các máy biến áp chứa một lượng dầu rất lớn và có kết cấu làm bằng kim loại nên hoạt động sẽ tích giữ nhiệt rất lớn. Khi xảy ra cháy, ngay cả khi đã cắt điện thì đám cháy cũng không có phản ứng gì với nước, chất tạo bọt, thậm chí là bột.
Một vụ hoả hoạn xảy ra tại trạm biến áp Queens ở New York vào năm 2009. Khi xảy ra cháy, lực lượng PCCC đã sử dụng một lượng lớn nước và bọt phun vào bảo vệ các kết cấu xung quanh trạm trong nhiều giờ liền khi đợi ConEdison cắt nguồn điện. Khi điện bị tắt, việc sử dụng bọt và bột đã không có tác dụng khi phun vào đám cháy. Các biến áp tiếp tục bắt lửa và đám cháy bùng phát lớn hơn. Đơn vị chữa cháy đặc chủng quyết định thử F-500EA (chất chữa cháy họ từng sử dụng để chữa cháy kim loại và tràn dầu trước đây) phun vào đám cháy. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 phút, đám cháy đã bị dập tắt và nhiệt độ ghi nhận trên thành biến áp giảm xuống100 độ F (38 độ C) sau vài phút.
Sau vụ việc này, ConEdison tiến hành chương trình thử nghiệm các chất chữa cháy gồm chất tạo bọt AFFF, AR-FFF và F-500EA với trạm biến áp đang hoạt động. Chương trình được chia ra làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, thử nghiệm được tiến hành với các trạm biến áp 50 kVA. Kết quả là các chất tạo bọt bị loại do bị dẫn điện thông qua các bọt bong bóng tiếp xúc với đầu vòi phun. Duy nhất chỉ có F-500EA được lựa chọn do có độ dẫn điện thấp dưới mức yêu cầu về an toàn. Trong giai đoạn hai, thử nghiệm được thực hiện tại trạm biến áp 345 kVA tại Kills trong tháng 10/2010. F-500EA được phun lên hệ thống dây dẫn điện trên không thông qua ba loại vòi phun khác nhau (phun phủ, phun tia thẳng, phun tia chùm). Kết quả cho thấy F-500EA có thể sử dụng an toàn ở khoảng cách 25ft (7,62m) sử dụng vòi phun chùm hình nón 30 độ hay phun thẳng với khoảng cách 125ft (38,1m). Khối lượng nước và áp suất phun không ảnh hưởng đến kết quả. Chất bọc phân tử nhanh chóng hạ nhiệt bề mặt mà không tạo ra hơi nóng, bao bọc và đóng gói nhiên liệu làm cho dầu không cháy và bắt cháy, khả năng thâm nhập sâu và bám vào vỏ biến thế rất tốt. Đồng thời, chất bọc phân tử còn ngăn chặn phản ứng chuỗi tự do, giảm khói độc và tăng khả năng hiển thị. Kết quả thử nghiệm cũng chỉ ra rõ ràng tính ưu việt của F-500EA là tiết kiệm nước và phương tiện, qua đó tiết kiệm được nhiều chi phí khi dập lửa.
ConEdison sau đó đã phê chuẩn việc sử dụng giải pháp 3% F-500EA cho cháy biến áp. Sau khi cắt điện, có thể sử dụng F-500EA mà không sợ bị shock điện tới vòi phun nếu dòng phun tiếp xúc với các thiết bị ngoại vi khác.
Trong trường hợp các trạm biến áp chưa được lắp đặt hệ thống phối trộn F-500EA (CCS), lực lượng PCCC của nhà máy và địa phương cần được trang bị F-500EA phục vụ cho việc dập tắt các đám cháy biến áp.